TẬP ĐOÀN LỤM VE CHAI A06
WELCOME YOU TO FORUM A06!!!
Hãy yêu thương nếu muốn yêu thương, hãy nói điều muốn nói, làm điều muốn làm cho bạn bè, người thân của mình, đừng ngần ngại! Hãy tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống nhiều như có thể và hãy gắng không làm tổn thương người khác, gắng sống sao cho vui, lòng thanh thản. Còn cuộc sống là còn tất cả, giống như bức hình những bông hoa nở trên thân cây cằn khô, những người còn sống sẽ tiếp tục những gì mà những người đã ra đi còn dang dở...
TẬP ĐOÀN LỤM VE CHAI A06
WELCOME YOU TO FORUM A06!!!
Hãy yêu thương nếu muốn yêu thương, hãy nói điều muốn nói, làm điều muốn làm cho bạn bè, người thân của mình, đừng ngần ngại! Hãy tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống nhiều như có thể và hãy gắng không làm tổn thương người khác, gắng sống sao cho vui, lòng thanh thản. Còn cuộc sống là còn tất cả, giống như bức hình những bông hoa nở trên thân cây cằn khô, những người còn sống sẽ tiếp tục những gì mà những người đã ra đi còn dang dở...
TẬP ĐOÀN LỤM VE CHAI A06

Đây là một sân ăn chơi xả láng, mời những ai rảnh rỗi dở hơi đk tham gia cùng Spam cho Zui! Kính mời!
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Mọi thắc mắc liên quan đến 4Rum xin liên hệ YH jimy_kieu , Sđt: 097(5).22.36.00

 

 Dại quá Sỹ ơi!

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Jimy
ADMIN-GÀ VIP
ADMIN-GÀ VIP
Jimy


Sinh Nhật : 26/06/1991
Nam
Tham gia : 27/05/2010
Tổng số bài gửi : 219
A06$ : 56643
Được cảm ơn : 17
Tìnhtrạng yêu đương : Ra trường mới biết!

Dại quá Sỹ ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Dại quá Sỹ ơi!   Dại quá Sỹ ơi! EmptyFri 16 Jul 2010, 9:59 am

Đắng lòng mùa thi

TT - Chỉ vì cho rằng mình làm bài thi ĐH chưa tốt, Trịnh
Công Sỹ
- học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) - đã
tìm đến cái chết. Sự ra đi quá đột ngột của cậu học sinh mới tròn 18 tuổi khiến
cha mẹ, bạn bè, thầy cô... không thể tin điều đó là sự thật.

Dại quá Sỹ ơi! ImageView
Bà ngoại và cha mẹ vẫn chưa thể tin rằng Sỹ đã vĩnh viễn ra đi - Ảnh: Đoàn
Cường


>> Thành công thuộc
về sự sống


Ngày 14-7, chúng tôi tìm đến nhà Trịnh Công Sỹ ở vùng quê nghèo
thôn Phú Lâm Tây (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi). Trong ngôi nhà
nhỏ, tấm di ảnh với chiếc áo trắng vẫn còn in tên Trường THPT chuyên Lê Khiết
của Trịnh Công Sỹ (học sinh lớp 12 chuyên toán) được đặt trên bàn thờ nghi ngút
khói hương.

Lam lũ nuôi con

Bà Lê Thị Tuyết, mẹ Sỹ, nằm rũ rượi ngay dưới bàn thờ con. Bà
không nói nổi nên lời. Dù đã an táng Sỹ từ hôm 13-7 nhưng vẫn còn rất đông bạn
bè, xóm giềng đến để hương khói cho cậu học trò vắn số và chia sẻ nỗi đau với
cha mẹ Sỹ. Ông Trịnh Vang, cha Sỹ, nghẹn ngào: “Vợ chồng tui lam lũ, tằn tiện
nuôi hai anh em nó ăn học chỉ với mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Cả hai
đứa đều là niềm tự hào của vợ chồng tui. Vậy mà...”.

Dù vất vả nhưng hai anh em Sỹ đều học giỏi và ngoan hiền có tiếng
ở cả vùng này. Anh trai Sỹ là Trịnh Công Tiến đang là sinh viên Trường ĐH Kinh
tế TP.HCM, còn Sỹ nhiều năm liền là học sinh giỏi. Hàng xóm cho biết thêm Sỹ là
học sinh đầu tiên của năm xã ở phía trong đèo Eo Gió đậu vào Trường chuyên Lê
Khiết nổi tiếng.

Theo anh trai Sỹ, sáng 11-7 Sỹ còn rủ anh thăm ông bà nội và chú
Út. “Tui biết từ khi nó đi thi về có vẻ buồn nên hỏi cháu để chia sẻ động viên.
Ban đầu phải nói chuyện bóng đá rồi dần dần mới chuyển sang chuyện thi ĐH. Cháu
nói đề khối B rất dễ nhưng không hiểu vì sao vào phòng thi làm không được nên
buồn lắm” - chú Út tâm sự.

“Không dám đối diện với ngày mai”

Đến trưa 11-7, sau khi dọn cơm xong, Tiến gọi điện cho Sỹ về ăn
cơm với gia đình thì Sỹ nói đang đi thăm các bạn. “Nhưng thật ra lúc đó Sỹ đã ôm
và chia tay hai người bạn thân để đi ra rẫy” - Tiến kể. Tại đây, Sỹ lấy điện
thoại nhắn tin vĩnh biệt cho các bạn ở lớp 12 toán (với tên gọi T92).

Dại quá Sỹ ơi! ImageView
Mẹ và bà ngoại của học sinh Trịnh Công Sỹ bên di vật là giấy khen học sinh
giỏi của Sỹ - Ảnh: Trà Minh


Sau đó, Sỹ đã uống thuốc rầy để tự vẫn. Quá trưa, cảm thấy có
điều chẳng lành, người nhà và cả thôn Phú Lâm Tây đổ đi tìm Sỹ. Nhưng mãi đến
gần 7g sáng 12-7 mới tìm thấy thi thể của Sỹ. Bà Tuyết nghẹn ngào: “Từ khi học
trường chuyên nó phải xa gia đình xuống thị xã học, thi thoảng lại đạp xe về nhà
lấy gạo để ăn. Vậy mà...”.

Sau khi an táng xong, cả gia đình mới mở điện thoại và đọc được
những dòng “thư tuyệt mệnh” gửi cho cha mẹ: “...Khi đọc được những tin nhắn này
thì có lẽ con đã đi về thế giới khác, không giọng nói, không tiếng cười... Cuộc
sống của con vốn chẳng có niềm vui giờ lại rớt ĐH nữa, con không dám đối diện
với ngày mai. Con xin lỗi...”. Ngoại của Sỹ cũng chỉ biết lẩm nhẩm trong đau
đớn: “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống...”.

Là cô chủ nhiệm Trịnh Công Sỹ trong hai năm học (11 và 12 lớp
chuyên toán), cô Võ Thị Dung rất hiểu tính tình và học lực của Sỹ. Cô cho biết:
“Sỹ là học sinh ngoan hiền và học giỏi lắm. Tuy ít nói nhưng Sỹ rất sôi nổi
trong các hoạt động của lớp. Em không chỉ được bạn bè quý trọng mà thầy cô ai
cũng yêu mến”.

“Em dại quá Sỹ ơi!”

Hôm nhận được tin Sỹ tự tử, cô Dung thật sự bị sốc nặng. Và thậm
chí đến giờ cô vẫn không hiểu tại sao Sỹ lại hành động một cách nông nổi như
vậy. “Một học trò ngoan hiền, năng nổ và nhiều nhiệt huyết như Sỹ thì sao có thể
hành động như vậy. Em dại quá Sỹ ơi!” - cô Dung đau xót thốt lên.

Lê Nam, bạn thân từ những năm học cấp II và cũng là bạn học lớp
chuyên toán của Sỹ, cho biết là học sinh chuyên toán nhưng Sỹ học giỏi toàn
diện. Năm nay, Sỹ thi vào hai khối A và B nhưng nguyện vọng lớn nhất của Sỹ là
thi khối B vào ngành bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Y dược TP.HCM. Hôm thi xong
khối A, Sỹ có gọi điện nói là làm bài tốt. Thế nhưng sau khi thi xong khối B,
chắc do làm bài không như ý nên Sỹ hơi buồn.

Trước khi Sỹ mất, Nam có nhận được tin nhắn của Sỹ với nội dung
“vĩnh biệt T92”. Thấy Sỹ nhắn tin lạ, Nam gọi lại thắc mắc thì Sỹ bảo không có
gì, chỉ nói đùa thôi. Rồi Sỹ nói làm bài thi không tốt, giọng rất buồn. “Làm bài
không tốt với một học sinh giỏi thì ai mà không buồn. Chắc Sỹ cũng chỉ buồn thôi
chứ tụi em đâu ngờ sau đó bạn lại tìm đến cái chết” - Nam buồn bã nói.

Thầy Trần Đình Vợi - phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Khiết
- cho biết: “Tin em Trịnh Công Sỹ tự tử chết vì làm bài thi không tốt đã khiến
cho tất cả đều bị sốc. Bởi từ trước đến nay chưa bao giờ có trường hợp như thế
xảy ra. Theo các giáo viên, em Sỹ học giỏi và ngoan hiền, nhưng không hiểu sao
lại chịu áp lực như thế. Nhiều em của trường cũng chịu áp lực rất lớn khi thi
vào các trường đại học có tiếng trong nước. Có em năm đầu thi không đỗ nhưng vẫn
quyết tâm thi lại năm sau. Đến giờ thì thật sự trường chúng tôi vẫn không thể
nào tin vào tai mình nữa”.

ĐOÀN CƯỜNG - TRÀ MINH


Tự tử ngay trước ngày thi

Ngay
trước ngày diễn ra đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ 2010, N.T.H. - một học sinh vừa tốt
nghiệp Trường THPT Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - đã tìm đến cái chết
bằng một chai thuốc diệt cỏ. Được đưa đi cấp cứu nhưng quá muộn nên 10 ngày sau
em đã qua đời.


Sáng
14-7, thầy Nguyễn Duy Trinh, hiệu trưởng Trường THPT Tân Hà, cho biết: “Tới bây
giờ người nhà và nhà trường vẫn chưa xác định được nguyên nhân H. tìm đến cái
chết. Có dư luận cho rằng em tự tử vì không thấy giấy báo thi ĐH nhưng nhà
trường đã xác minh cho thấy H. không nộp hồ sơ thi ĐH tại
trường”.


Tự tử vì thiếu 0,5 điểm

Ngay
sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, L.H.P. ở ấp Ngô Quyền,
xã Bàu Hàm Hai, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, đã uống thuốc trừ sâu tự tử sau khi
được bạn học báo tin rớt tốt nghiệp.


Thầy
N.M.C. - giáo viên môn lịch sử của Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình,
TP.HCM, nơi P. đăng ký dự thi - là người nói chuyện với P. trước khi em tự tử,
kể lại: “Tối hôm đó P. gọi điện cho tôi với tâm trạng thất vọng vì đây là năm
thứ hai em thi tốt nghiệp nhưng vẫn rớt. Trong đó môn lịch sử em làm rất tốt, tự
chấm được 6 điểm nhưng kết quả chỉ có 3,5 điểm. Tôi đã an ủi và khuyên em bình
tĩnh để phúc khảo bài thi môn sử, nhưng không ngờ ngay hôm sau đã nghe tin P. tự
tử”. Hai tuần sau khi P. mất, kết quả phúc khảo cho thấy P. vừa đủ điểm đậu tốt
nghiệp.


LƯU
TRANG


--------------------------------------------

Áp lực từ nhiều phía

Theo TS giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM,
hiện tượng học sinh tự tử vì việc thi cử không như ý có nguyên nhân trực tiếp là
chính bản thân học sinh tạo áp lực cho mình. “Các em tự xây dựng cho mình một
hình ảnh tốt đẹp, mỹ mãn, học giỏi và luôn thành công. Các em tự hào về bản thân
mình, được nhiều người xung quanh ca tụng. Đến khi gặp thất bại thì có cảm giác
sụp đổ” - TS Hồng nói.

TS tâm lý Đinh Phương Duy đồng tình: “Áp lực từ bản thân học sinh
bắt nguồn từ áp lực của những người xung quanh: ba mẹ, thầy cô yêu cầu con cái,
học sinh của mình phải học giỏi, đi thi phải đỗ cao. Khi không đạt được điều đó,
các em cảm thấy nhục nhã, cảm thấy có lỗi với người lớn”.

Đi tìm nguyên nhân sâu xa, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, trưởng khoa đô
thị học ĐHQG TP.HCM, cho rằng: “Học sinh ngày nay chịu áp lực từ xã hội quá lớn,
cụ thể là áp lực thi cử. Bằng mọi cách học sinh phải vào ĐH. Ngay cả các thể
chế, thiết chế xã hội cũng thể hiện điều này”.

Bác sĩ Lê Bích Liên - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM -
phân tích: “Cách giáo dục học sinh phổ thông hiện nay quá thiên về kiến thức mà
thiếu kỹ năng sống. Học sinh chỉ có một mối quan tâm duy nhất là học và học,
nhiều em rất ngô nghê trong chuyện ứng xử xã hội. Muốn có bản lĩnh, học sinh
phải có quá trình xây dựng và rèn luyện. Khi thất bại, học sinh không biết phải
làm thế nào để đứng lên đi tiếp, tức là thiếu kỹ năng giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống”.

“Tôi đang hướng dẫn cho một học viên làm luận văn thạc sĩ. Tiến
hành khảo sát với học sinh THPT: khi gặp khó khăn các em đối phó như thế nào.
Thật bất ngờ, 40% số học sinh đã trả lời “khi gặp khó khăn thì tự mình chịu đựng
chứ không tìm sự giúp đỡ của ai”. Con số này đáng để chúng ta phải suy nghĩ: tại
sao các em không tin vào thầy cô, cha mẹ, bạn bè để trút bỏ nỗi lòng, để được hỗ
trợ khi bế tắc?” - TS Đinh Phương Duy bộc bạch.

Theo TS Duy, một số bạn trẻ ngày nay có biểu hiện yếu đuối về
tinh thần, không dám đối diện với sự thật của cuộc sống. Khi gặp chuyện không
hay, các em chạy trốn bằng nhiều cách: bỏ lơ (ví dụ thi rớt thì sẽ không thèm
thi lại), tự tử hoặc đổ thừa cho người khác. Từ những cách chạy trốn trên, một
số em có những hành vi tự hủy hoại bản thân mình và xem đó như một sự trừng
phạt. Khi buồn quá, cô đơn quá thì các em làm một điều gì đó chứ không ý thức
được hết hậu quả của việc tự tử.

Bác sĩ Lê Bích Liên cảnh báo: “Tôi nghĩ khi tự tử các em không
nghĩ đến người thân của mình, rồi đây cha mẹ, anh chị em mình... sẽ ra sao. Họ
sẽ day dứt, đau khổ như thế nào”. TS Bích Hồng nói quan trọng là làm sao các em
hiểu được rằng cuộc sống luôn có những điều không ngờ, vấp váp, thất bại là
chuyện thường tình. Học sinh giỏi vẫn có thể thi rớt nếu sai sót trong lúc làm
bài. Phải biết chấp nhận thất bại để cố gắng có những thành công sau này.

Thế nhưng, ai sẽ là người giúp học sinh nhận ra điều đó? “Không
ai khác hơn các bậc làm cha làm mẹ. Hãy cố gắng đồng hành với con trong những
cột mốc quan trọng của cuộc đời con mình. Khi thi xong, thấy con buồn, thất
vọng, cha mẹ phải trấn an ngay” - TS Bích Hồng đề nghị.

HOÀNG HƯƠNG


Xem tất cả »

Áp lực trường chuyên
Nhốn nháo “săn” chứng chỉ ngoại ngữ
Nhìn đến chất lượng thật của mảnh bằng
“Sốt” chỗ học mầm non
Con cái chúng ta giỏi thật!






Dại quá Sỹ ơi! Trans

Dại quá Sỹ ơi! Trans



Dại quá Sỹ ơi! Trans




Dại quá Sỹ ơi! Digg_48Dại quá Sỹ ơi! Reddit_48Dại quá Sỹ ơi! Dzone_48Dại quá Sỹ ơi! Stumbleupon_48Dại quá Sỹ ơi! Delicious_48Dại quá Sỹ ơi! Blinklist_24Dại quá Sỹ ơi! Blogmarks_48Dại quá Sỹ ơi! Furl_48Dại quá Sỹ ơi! Newsvine_48Dại quá Sỹ ơi! Technorati_48Dại quá Sỹ ơi! Magnolia_48Dại quá Sỹ ơi! Google_48Dại quá Sỹ ơi! Myspace_48Dại quá Sỹ ơi! Facebook_48Dại quá Sỹ ơi! Yahoobuzz_48Dại quá Sỹ ơi! Twitter_48Digg








Đề
nghị
Trong thời gian
tới, TT nên mở diễn đàn bàn về vấn đề: "Áp lực thi cử: tốt hay xấu?" để mọi
người cùng thảo luận. Đây cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm, đặc
biệt là ngay trong mùa thi này.
ĐỨC LỘC
Tiếc
nuối
Tôi cũng là một
người con của đất Quảng Ngãi. Hơn ai hết tôi hiểu quê hương mình và con người
của quê tôi. Nghèo nhưng vô cùng hiếu học đó là lời nhận xét của mọi người giành
cho người xứ Quảng. Hôm nay tôi đọc được "Đắng lòng mùa thi", quả thật đắng quá
Sỹ à. Tôi hiểu và thương em nhưng biết nói gì ngoài lời chia buồn và sự tiếc
nuối nơi em. Tôi vẫn thường nghe nói "Khi người ta trẻ tại sao không", sao em
không nghĩ là em tài năng, em hội tụ đủ tố chất tốt đẹp của người dân xứ Quảng.
Thương em quá Sỹ ơi!
peanut_102123
Sao
lại dại dột như vậy?

Đọc xong bài báo này, cảm xúc đầu tiên của tôi là sự xót thương đối với Sỹ.
Nhưng sau đó, tôi lại thấy tức giận vì hành động dại dột của cậu. Tôi cũng như
Sỹ, là 1 TS trong mùa thi ĐH. Đây là năm đầu tiên tôi thi ĐH, còn nhiều bỡ ngỡ.
Tôi thật ngưỡng mộ vì Sỹ là 1 người học giỏi nhưng cũng trách Sỹ sao quá dại,
quá khờ. Không đậu năm nay thì năm sau thi tiếp, sao lại tìm đến cái chết?
Tôi thi khối A không tốt, tôi tiếp tục cố gắng khối D và cao đẳng. Dù kết quả
thế nào tôi cũng luôn cố gắng. Nếu có rớt ĐH thì tôi sẽ học CĐ, rớt CĐ thì lại
tiếp tục học năm sau thi lại. Lúc đầu, tôi cũng có những suy nghĩ tiêu cực vì
bài thi vừa rồi không tốt, chắc rớt rồi. Nhưng do ba mẹ động viên nên tôi không
nản chí, quyết năm sau thi lại.
Sự việc của Sỹ là 1 nỗi tiếc thương và cũng là 1 bài học cho các bạn trẻ như
chúng ta. Đừng vì 1 phút tuyệt vọng mà rũ bỏ tất cả. Cuộc đời còn đẹp lắm, kiên
trì thì sẽ có ngày thành công và tôi hy vọng sẽ không thấy 1 bài báo nào tương
tự như nào như bài báo này trong những mùa thi sắp tới.
Cũng xin nói thêm, HS ngày nay chịu nhiều áp lực từ gia đình, thầy cô như
trên đã nói là rất mệt mỏi rồi. Vậy mà, Bộ GD-ĐT cứ học theo nước ngoài, 2 gộp 1
thì sao, xoá tiêu cực thì sao. "2 gộp 1" để xoá lò luyện thi, nhưng khi gộp lại
như vậy thì thi 1 lúc 5 môn. Lúc đó, áp lực học sinh càng lớn, càng phải đi
luyện thi, lò luyện lại càng nhiều. Cũng như kì thi TNPT, nói là đã chặt chẽ,
công bằng nhưng không phải vậy. Hãy thử đi gác thi 1 lần, các bác sẽ thấy trong
phòng thi nhiều người còn hỏi bài, quay tài liệu mà không ai nói gì. Và cũng vì
chủ trương "2 gộp 1" đã làm nhiều người cảm thấy năm sau không còn cơ hội cho
mình thi lại nên mới tìm đến con đường tự tử như Sỹ.
Xin Bộ GD-Đt hãy suy xét kĩ càng và nghiên cứu một cách khoa học chủ trương
"hai trong một".
ngoctrinh
Hãy
xem các kì thi là nơi "phô diễn" những gì được học

Tôi thật sự cảm thông cho nỗi đau của gia đình, nhưng đối với Sỹ thì em có
phần đáng trách, em học giỏi mà sao suy nghĩ nông cạn thế, chưa có kết quả thi
mà đã tìm đến cái chết. Mà nếu rớt thì đã sao nào, năm sau có thể thi lại.
Tôi không đồng tình với việc không thi đại học. Tôi đại diện cho một phần học
sinh ủng hộ việc duy trì thi đại học. Cuộc thi là nơi để những bạn học sinh có
thể thể hiện khả năng của mình.
Hãy xem các kì thi là nơi "phô diễn" những gì mình được học, nếu vì lí do nào
đó mà mắc sai lầm thì mình tìm "võ đài" khác để thi đấu. Chúng ta hãy tự tin vì
các nhà khoa học đã chứng minh tất cả chúng ta đều có biệt tài riêng, và chúng
ta thành công khi vượt qua trở ngại để khai thác tài năng của
mình.
MỘT BẠN ĐỌC
Chia
buồn cùng gia đình em Sỹ
Tôi đau lòng quá.
Xin chia buồn cùng gia đình em Sỹ. Các bạn trẻ ơi, không có con đường nào là bế
tắc cả, chỉ vì các bạn chưa tìm ra đó thôi. Hãy lạc quan và cố gắng lên
nhé!
HUỲNH HÂN HOAN
Chia
buồn cùng gia đình Sỹ

Áp lực từ nhà trường, xã hội cùng với sự kì vọng quá lớn từ phía gia đình,
bản thân là một điều không thể tránh khỏi với một học sinh giỏi, trường chuyên.
Phải bản lĩnh lắm mới có thể vượt qua được những ánh nhìn đầy thất vọng từ người
thân, những lời bàn tán, đàm tiếu từ cộng đồng, nỗi thất bại ê chề khi hầu hết
bạn bè đều đỗ đạt... nếu lỡ thi rớt đại học!
Chúng ta nói rằng "Đại học không phải là con đường duy nhất", thế nhưng xã
hội đánh giá chuyện bằng cấp quá quan trọng, đối với những học sinh giỏi, đại
học lại là thước đo, là mục tiêu duy nhất. Thế nên rớt đại học là một chuyện quá
kinh khủng đối với những em ấy. Xin được chia buồn cùng gia đình em
Sỹ.
HONG HANH
Kỹ
năng sống

Lời đầu tiên em xin gửi lời chia buồn đến gia đình bạn Sỹ! Tôi nghĩ thật ra
một người khi đã được mọi người tin tưởng thì sẽ rất vui nhưng khi thất bại họ
lại là người rất dễ suy sụp. Tôi nghĩ việc nhìn thấy cha mẹ vất vả lam lũ nuôi
Sỹ ăn học, lại phải đi học xa nhà nên Sỹ có nhiều điều không dám nói với cha mẹ.
Và cậu ấy nghĩ cha mẹ ở xa sẽ lo lắng, nên tự tìm cách giải quyết mọi chuyện. Và
việc ra đi chính là một trong những cách tự giải quyết của cậu ấy.
Qua việc trên tôi thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ ở Việt
Nam hiện nay là còn quá kém, khi gặp thất bại họ không thể chia sẻ tâm sự với
bất cứ ai, không có cách giải quyết dễ dẫn tới suy sụp. Tôi hi vọng nền giáo dục
hãy để tâm đến vấn đề này thêm. Không chỉ dạy văn hóa, kiến thức mà giáo viên
nên quan tâm hơn đến học sinh của mình, vì họ rất cần được chia sẻ, quan
tâm.
XUÂN TRANG
Hãy
để những người trẻ được trải nghiệm

Đọc bài này tôi thấy đau lòng quá. Vì cớ gì một học sinh giỏi toàn diện lại
tự tử khi làm bài thi không tốt. Tôi thấy thanh thiếu niên ngày nay, kỹ năng
sống thấp quá. Họ không dám đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống
mà tìm cách trốn chạy, bỏ lơ cho dù là có năng lực đi chăng nữa. Hiện tượng này
xảy ra không chỉ trong học sinh, sinh viên mà ngay cả những người đi làm, người
làm cha, làm mẹ.
Nguyên nhân thì nhiều, nhưng thực sự phải tìm hiểu kỹ càng hơn mới có thể
giải quyết đúng gốc của vấn đề. Nhưng 1 vấn đề tôi thấy đúng với giới trẻ hiện
nay là khi gặp khó khăn, hầu hết họ không tìm đến những người có kinh nghiệm mà
chủ yếu giải bày với bạn bè đồng lứa, rồi lại đi vào ngõ cụt.
Bản thân tôi, cũng từng gặp nhiều vấn đề khó khăn (với mình là khó), tôi cũng
không tâm sự với bố mẹ (vì sợ), với thầy cô (vì không đủ gần gũi), với anh chị
(cũng giống giống mình). Tôi im lặng, tự tìm cách. Cũng có lúc là tôi chạy trốn,
tôi lơ nó đi, thậm chí là tự an ủi mình (ừ, ai cũng như mình cả mà). Thế đấy. Vì
những vấn đề từ hồi nhỏ, mà sau này đi làm, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả
làm việc.
Một vấn đề nữa cũng là nguyên nhân, khi từ nhỏ được cha mẹ (dù nghèo, dù giàu
có) luôn cố gắng bảo bọc con cái, không dám để con cái làm những việc mà họ cho
là quá sức. Như vậy, lại càng làm cho con cái thiếu đi sự trải nghiệm. VD như:
em trai tôi, 20 tuổi, không biết và không có ý thức sửa bất kỳ một vật dụng gì
trong nhà. Bố mẹ tôi cho rằng, em nó còn nhỏ, để bố mẹ làm, hoặc con, con lớn
thì con làm cho em. Em nó biết gì mà làm. Rốt cuộc, 20 tuổi vẫn là con nít lâu
năm.
Tôi mong cả xã hội, ngành giáo dục và chính bản thân các thanh thiếu niên,
hãy để cho các bạn trẻ có cơ hội được trải nghiệm, có thế họ mới vững tin, lòng
can đảm mà bước vào cuộc sống. Không thì cả một thế hệ cũng mãi mà không tiến
được
Tùng Chi
Không
có mẫu số chung cho ngưỡng cửa vào đời

Ngày tôi thi tốt nghiệp trung học xong thì đại học là đích đến lớn nhất của
tôi lúc đó. Bằng mọi giá tôi phải đậu đại học vì tôi nghĩ nếu không, nếu không
sẽ không có tương lai.
Rồi tôi cũng đậu cao đẳng và cũng vào đời bằng con đường học vấn. Tôi không
phủ nhận học vấn mang lại sự tự tin và là tấm giấy thông thông hành khá tốt để
đi xin việc. Tôi cũng như các em bây giờ không được trang bị rằng nếu không học
được đại học thì còn nhiều cách khác để thành công và trưởng thành. Tôi phải mất
hơn 10 năm để nhận ra điều như thế.
Bạn tôi cùng học cao đẳng, không tốt nghiệp, chuyển sang học nghề và bây giờ
rất thành công. Ngày trước nhìn cách chọn ấy tôi đã cười cợt, và bây giờ tôi lại
cười mình vì thiếu một tầm nhìn.
Tôi muốn nhắn với các em rằng, chúc mừng các em nếu các em vào được trường
đại học như mình mơ ước nhưng đó không phải là điểm dừng cuối cùng trong quá
trình đi tìm kiến thức.
Nếu biết tìm và tạo cơ hội cho mình thì các em sẽ thấy cánh cửa khác mở ra
đôi khi còn rộng hơn cả đường vào đại học.
Không có mẫu số thành công chung cho tất cả mọi người.
Còn nếu phụ huynh nào nghĩ rằng thật xấu mặt khi công nuôi dưỡng mười mấy năm
trời cuối cùng đổ sông đổ biển thì xin hãy thật sự bình tâm lại mà nghĩ cho con.
Nếu con không đậu đại học, có nghĩa đó là chặng nghỉ tuyệt vời để con có cơ hội
học thêm những điều ngoài sách vở từ sinh hoạt hàng ngày, làm thêm phụ giúp cha
mẹ... để sắp tới vững vàng hơn.
Nguyễn Phương
Nguồn: Interrnet
Về Đầu Trang Go down
http://vietplog.blogspot.com
bigpig1430
Gà Xì-Teen
Gà Xì-Teen
bigpig1430


Sinh Nhật : 30/08/1991
Nữ
Tham gia : 10/07/2010
Tổng số bài gửi : 136
A06$ : 50830
Được cảm ơn : 11
Tìnhtrạng yêu đương : Yêu từ từ

Dại quá Sỹ ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dại quá Sỹ ơi!   Dại quá Sỹ ơi! EmptySat 17 Jul 2010, 3:42 pm

luc dau tui tuong la then sy lop minh chu', cai nay moi bik. ko goi la dai ma goi la ngu, la ich ki, chi bik nghi cho ban than.
Về Đầu Trang Go down
Mr.Bym
KHÔNG CÒN GÀ NỮA!
KHÔNG CÒN GÀ NỮA!
Mr.Bym


Sinh Nhật : 16/08/1991
Nam
Tham gia : 29/05/2010
Tổng số bài gửi : 409
A06$ : 55546
Được cảm ơn : 317
Tìnhtrạng yêu đương : cô đơn

Dại quá Sỹ ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dại quá Sỹ ơi!   Dại quá Sỹ ơi! EmptyMon 19 Jul 2010, 9:05 am

A có nghe nói th này rồi. Chuyện cũng xóm nhà lá mà ra thôi. Cùng xóm có đứa học cũng lớp th Sỹ này nên cũng tò mò, hỏi ra thì khối A thi được 19-20d, khối B thì chưa hỏi kịp e nó đã ra đi,hjx. Đúng là không gì bằng cái " ý ưng", đã trốn ở bên kia đồi thì thôi chứ ai biết đâu mà cưu, mà nó cũng dại thiệt đấy...bác sĩ là cái gì chứ, chỉ giỏi moi tiền người dân,hjx. Thế là Việt Nam mất đi 1 nhân tài, gia đình mất 1 người con, lớp Toán92LK mất đi 1 người bạn thân, và xã hội ta mất đi 1 công dân lương thiện, hjchjc. Đúng là " em dại quá Sỹ ơi!"
Về Đầu Trang Go down
https://motchaihaixi.forumvi.com
bigpig1430
Gà Xì-Teen
Gà Xì-Teen
bigpig1430


Sinh Nhật : 30/08/1991
Nữ
Tham gia : 10/07/2010
Tổng số bài gửi : 136
A06$ : 50830
Được cảm ơn : 11
Tìnhtrạng yêu đương : Yêu từ từ

Dại quá Sỹ ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dại quá Sỹ ơi!   Dại quá Sỹ ơi! EmptyMon 19 Jul 2010, 9:28 pm

may nang rui beo oi, nhung ma binh luan hay
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Dại quá Sỹ ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dại quá Sỹ ơi!   Dại quá Sỹ ơi! Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Dại quá Sỹ ơi!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TẬP ĐOÀN LỤM VE CHAI A06 :: KÊNH THÔNG TIN GIẢI TRÍ TỔNG HỢP :: Tin tức-thời sự-Sự kiện bốn phương :: Tin Thời Sự-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất